Nguồn Máy Tính - PSU thương hiệu Aztech

Nguồn Máy Tính - PSU - Tất cả sản phẩm nguồn máy tinh 500w, nguồn máy tinh giá rẻ, nguồn máy tinh nào tốt nhất, nguồn máy tinh 400w, nguồn máy tinh cooler master. nguồn máy tinh hà nội, nguồn máy tinh hcm, nguồn máy tinh đà nẵng, nguồn máy tinh hãng nào tốt, psu corsair. corsair 650x, corsair vs500 tandoanh, corsair vs400 tandoanh, psu fsp, corsair vs600, nguồn 600w, corsair vs600 giá. corsair vs400 giá, nguồn cooler master 600w, nguồn corsair 1000w, nguồn huntkey 600w.
0 sản phẩm
Trang 1/0

PSU là gì?

PSU (Power Supply Unit) là nguồn sống của cả dàn PC. Bạn cứ tưởng chỉ có CPU và GPU là quan trọng nhất, nhưng thực chất PSU vừa cung cấp điện năng lại vừa quyết định tuổi thọ cho tất cả phần cứng. PSU là một trong những bộ phận quan trọng mà bạn không được tiết kiệm tiền, quan niệm chọn “PSU gắn vào chạy là được rồi cần gì ngon” là sai lầm.

Chọn PSU không tên tuổi vì tiếc tiền, tới lúc nó giở chứng và ngủm nửa chừng và kéo theo phần cứng khác trong máy thì lúc đó bạn muốn khóc cũng không được. Chính vì vậy mà khi chọn PSU, bạn phải đọc kỹ những thông số để biết được hiệu năng của nó tới đâu khi chọn những hãng không nổi tiếng, nếu muốn chắc ăn hơn và không bị rối thì cứ bám vào những hãng lớn có uy tín.

Những thông số trên PSU

Watt là số bự nhất trên sản phẩm thể hiện công suất

Watt là đơn vị đo hiệu suất điện năng. PSU có Watt càng cao thì có công suất càng lớn (mạnh), có nghĩa là nó có thể cung cấp đủ điện cho một dàn PC có nhiều phụ tùng. Chọn nguồn cũng vừa khó mà cũng vừa dễ, đối với một dàn PC bình thường sử dụng một card đồ họa thì chỉ cần sử dụng khoảng 500W mà thôi, bình thường ở đây là không có nhiều phụ tùng hay ép xung.

Nếu bạn có nhiều nhu cầu và thích vọc nhiều thì cách tốt nhất để xác định số Watt cần thì có nhiều cách, cách đơn giản nhất là nhập đầy đủ phần cứng của bạn trên trang pcpartpicker.com, sau đó bạn sẽ được cho một số Watt hẳn hoi, bạn sẽ dựa theo số đó mà mua PSU cho phù hợp thường thì phải mua dư thêm 100W tới 150W.

Nếu bạn muốn chính xác hơn nữa thì có thể vào trang tính điện năng tiêu thụ của Cooler Master, trang này sẽ có nhiều phần thông tin hơn để cho bạn nhập và có thể tính điện năng tiêu thụ rất nhiều card đồ họa (nếu bạn có ý định sử dụng)

Total Power / Continuous Power là chỉ tiêu chọn mua PSU

Ban đầu có thể hơi khó hiểu nhưng đây là thông số mà bạn nên kiểm tra đầu tiên khi chọn mua PSU. Nguyên tắt hoạt động của PSU là lấy nguồn điện từ tường nhà bạn là nguồn AC, sau đó chạy qua PSU và xuất ra dòng điện 12V gọi là DC để cung cấp cho các phần cứng.

Nhưng tùy theo PSU mà công xuất cũng sẽ khác nhau, đây là lí do bạn sẽ thấy nhiều PSU như 300W – 600W – 1200W tùm lum số, đó chính là công suất của PSU. Khi chọn nguồn bạn sẽ thấy một số rất to để số Watt của nguồn, nhưng bạn phải kiểm tra bản thông số chi tiết trên vỏ hộp đó là tổng công suất thật (Total Power) – công suất ổn định (Continuous Power) – công suất cao nhất (Peak Power).

Hai thông số quan trọng mà bạn cần kiểm tra là Total Power và Continuous Power, để xem nó có đáp ứng được nhu cầu mà phần cứng của bạn cần hay không. Còn Peak Power thì có cũng được không cũng không sao, vì nó không quan trọng. Trường hợp nguồn chỉ để Peak Power mà không để Continuous Power hoặc Total Power thì bạn không nên mua, vì Peak Power không bảo đảm được chính xác công suất của PSU, nó có thể lên xuống thất thường và hư lúc nào không hay.

Sự khác biệt giữa Modular và Non-Modular

Chỉ đơn giản là khả năng tinh chỉnh của PSU mà thôi. Fully Modular có nghĩa là bạn có thể tháo dây ra khỏi PSU, PSU loại này sẽ cho bạn toàn quyền tinh chỉnh đống dây nhợ, thêm hoặc bớt một cách thoải mái. Semi Modular cũng tương tự như vậy, nhưng một cụm dây chính như 24-pin hay 8-pin sẽ được cố định, bạn chỉ có thể tháo được những cụm dây linh tinh như Molex hay SATA mà thôi.

Non-Modular là loại PSU cơ bản, tất cả dây nhợ đều gắn cố định và không thể tháo ra được. Đây là tính năng đặc trưng của PSU mà thôi chứ không ảnh hưởng gì tới hiệu năng cả, mục đích chính là giảm bớt độ rắc rối khi đi dây và làm cho không gian bên trong case đẹp và gọn hơn.

Tiêu chuẩn 80 Plus và phân loại

PSU chuyển đổi điện AC sang DC, nhưng dòng điện đó sẽ không hoàn toàn giữ nguyên trong quá trình chuyển đổi mà sẽ bị mất mát chút ít. Nên điện năng bị thất thoát khi chuyển đổi sẽ có một chuẩn mực riêng, chuẩn này được hãng Ecova Plug Load Solutions tạo ra.

80 Plus có nghĩa là điện năng từ nguồn AC khi đổi qua DC sẽ được ít nhất 80%. 80 Plus còn được chia theo từng cấp bậc để phân biệt rõ ràng như: 80 Plus, 80 Plus Bronze, 80 Plus Silver, 80 Plus Gold, 80 Plus Platinum, 80 Plus Titanium là cao nhất.

Các cấp bậc này chỉ xê dịch nhau khoảng vài phần trăm mà thôi, chứ không đáng kể lắm, nên bạn cứ thấy nhãn 80 Plus là được, Silver hoặc Gold trở lên thì càng tốt thôi.

Các Rail trong PSU và +12V là Rail quan trọng nhất

Rail có nghĩa là đầu ra của PSU, đầu ra chính là dòng điện DC sử dụng cho các phần cứng và nó cũng chia ra thành nhiều Volt khác nhau cho phù hợp. Trong số đó thì 12V Rail là quan trọng nhất vì đó là nguồn cho CPU và GPU của bạn, vì quan trọng nên bạn phải chú ý tới Amps (Ampere) của Rail này.

Amps nói cho dễ hiểu là “tốc độ chạy” của dòng điện, nên Amps của 12V Rail càng cao thì CPU và GPU sẽ hoạt động tốt hơn. Amps 12V Rail của các PSU hiện giờ khá cao nên bạn cũng không cần phải lo nhiều, trừ trường hợp bạn chọn mua một cái PSU hơi cỗ lỗ sĩ thì phải kiểm tra, Amps 12V Rail tối thiểu phải là 18A nhưng đó chỉ là mức xài tạm mà thôi chứ thực chất bạn nên kiếm tối thiểu 24A thì mới gọi là ổn.

Điện đầu vào của PSU - Input

Dòng điện tùy nơi sẽ khác nhau, như ở Mỹ thì sử dụng 120V, ở Châu Âu hay một số nước Châu Á thì sử dụng điện 220V. Thường thì khi bạn mua PSU tại các cửa hàng thì nó đã được phân phối sao cho phù hợp với dòng điện chung rồi.

Tuy nhiên vẫn có những loại PSU sản xuất cho toàn cầu nên sẽ cho bạn 2 chọn lựa, nên trước khi mua hoặc cắm điện bạn phải kiểm tra PSU có công tắc chuyển đổi giữa 120V và 220V hay không, hoặc bạn có thể nhìn trên bao bì và tìm dòng Input là bao nhiêu Volt để cắm điện cho phù hợp.

Ngoài ra PSU còn có giới hạn tần số của dòng điện đi vào, thường là 50Hz tới 60Hz, số khác thì rộng hơn là từ 43Hz – 63Hz. Như mạng lưới điện ở Việt Nam thì sử dụng tần số 50Hz nên bạn cũng không cần lo vụ này nhiều.

Điện đầu ra từ PSU vào các phần cứng - output

PSU lấy điện AC và đổi ra điện DC, điện DC sẽ chạy theo Rail và ra dây dẫn như đã nói ở trên. Mỗi Rail cũng có Amps chuẩn để đạt được hiệu năng tốt nhất

3.3V Amps >= 18

5V Amps >= 18

+12V Amps >= 18 nhưng tốt nhất là từ 24 Amps trở lên để tốt cho cả CPU và GPU

5Vsb là nguồn chờ (standby), không cần Amps cao

-12V là cổng serial, lỗi thời và hầu như không ai sử dụng nữa nên không quan trọng Amps

Mua online Nguồn máy tính - PSU chính hãng, giá tốt nhất tại fptcomputer.com

Tại fptcomputer.com luôn có rất nhiều chương trình khuyến mại hấp dẫn đem đến cho bạn nhiều cơ hội để sở hữu những sản phẩm chất lượng với giá cực tốt. Rất nhiều các Nguồn máy tính - PSU đang được bán tại đây với giá cực bất ngờ.

Đồng thời, chính sách mua hàng, đổi trả, giao hàng nhanh chóng tại fptcomputer.com cũng là một điểm cộng chắc chắn sẽ đem đến cho khách hàng sự hài lòng tuyệt đối. Nhanh tay mua sắm ngay tại fptcomputer.com để có được trải nghiệm mua sắm online thảnh thơi thời đại mới bạn nhé.