Là một trong những mẫu Notebook hiếm hoi không nằm trong phân khúc Gaming Laptop nhưng vẫn giữ được những cái "chất" riêng của những dòng Gaming Laptop. Asus FX503 xuất hiện một cách lặng lẽ sau 2 phiên bản Asus ROG Strix GL503 SCAR và HERO tại kỳ Computex tháng 6 vừa qua. Tuy nhiên ngược lại, Asus FX503 lại được xuất hiện sớm hơn 2 phiên bản ROG trước gần 1 tháng và ngay lập tức nhận được nhiều sự soi mói về công nghệ.
Về vỏ hộp, vì không thuộc nằm trong phân khúc Gaming nên hộp của Asus FX503 có phần đơn giản tới mức khiến người dùng.. tự ti về giá trị của cỗ máy họ mua. Bên trong hộp chúng ta sẽ chỉ có đơn giản gồm 01 máy Asus FX503, 1 cục Adapter công suất 19V - 6.32A tức 120W và 1 sợi dây điện. Số lượng giấy hướng dẫn sử dụng khá hạn chế và đặc biệt, dòng sản phẩm này không được tặng kèm chuột như các dòng ROG. Đây có lẽ là một thiết sót đáng tiếc..
Đánh giá thiết kế
Có khá nhiều sự "lên đời" nếu như phải so sánh giữa Asus FX502 - phiên bản tiền nhiệm vào năm 2016 - và Asus FX503.. Sự khác biệt kể đến đầu tiên là về ngoại hình với lối thiết kế mới khiến FX503 trông có vẻ.. ngầu hơn so với FX502. Mặc dù không thuộc Series Gaming Republic of Gamer - ROG, thế nhưng Asus FX503 năm nay vẫn được Asus tiếp tục ưu ái về mặt thiết kế khi vẫn có nắp capo được thiết kế trông hầm hố hơn hẳn so với cả phiên bản FX502. Khác với thiết kế trơn với nhôm giả xước phay như bản tiền nhiệm, Asus FX503 được Asus thiết kế với 4 được góc cắt chéo với trung tâm là chữ Asus khiến máy có phần dữ dằn hơn nhưng cũng khá thanh lịch. Cá nhân mình thích thiết kế này hơn hẳn, thậm chí nếu so với cả người "anh em" bán cực chạy là ROG GL553.
Thiết kế mặt đáy của FX503 cũng có phần "đơn giản" nhưng mình lại thích lối thiết kế mới với tinh chỉnh đơn giản này từ Asus hơn so với các phiên bản cũ. Bạn sẽ không thể tìm thấy các mặt cắt "gân guốc" hoặc những hoa văn in chìm theo hướng bảng mạch điện tử như Asus đã từng làm trên FX502 - hoặc cả trên ROG GL553 và các dòng tương tự. Ngược lại, Asus năm nay chú trọng nhiều hơn vào tính "thực tế" khi diện tích của các hốc lấy gió ở mặt đáy được tăng cường, bạn sẽ nhận thấy được gần như 30% diện tích ở mặt đáy được Asus thiết kế để trở thành nơi lấy gió nhằm tản nhiệt cho hệ thống 2 quạt tản - thay vì 1 khu vực bé tẹo như FX502 cũ. Điều này góp phần nào cho sự tự tin của Asus về khả năng tản nhiệt của hệ thống trên lối thiết kế mới này..
Một trong những thay đổi đáng kể khác ở mặt đáy mà mình - và cá nhân phần lớn các bạn kỹ thuật viên khác trên khắp nơi trên thế giới - đó chính là việc Asus đã thay đổi hướng nâng cấp linh kiện, dành riêng 1 tấm nhựa che đi khu vực nâng cấp Ram - SSD chuẩn M.2 và cả HDD chuẩn 2.5-inch truyền thống. Nếu như so với việc phải tháo hẳn cả 1 tấm mặt lưng với hàng tá ốc và ngàm nhựa giữ với khả năng cao bị gãy ngàm, thiếu ốc khi nâng cấp.. Thì việc thay đổi hướng thiết kế này góp phần nào khiến các bạn sỡ hữu FX503 trở nên thoải mái hơn. Ngay cả dân A-ma-tơ cũng có thể tự nâng cấp tại nhà với cách thiết kế 1 tấm nhựa riêng thế này.
Ngoài ra, cũng nên nói sơ qua về trọng lượng cũng như chất lượng hoàn thiện - Build Quality - của máy, giống với Asus FX502, phiên bản đàn em FX503 cũng đạt được điểm Build Quality cao, khi cầm máy mình có thể phần nào cảm nhận được độ đầm của trọng lượng phù hợp với độ dày mỏng cũng như kích thước của máy. Bạn sẽ không cảm thấy quá mỏng manh hoặc nặng kềnh càng vì thông số này khá tuyệt vời cho hầu hết người tiêu dùng hiện tại. Với độ dày khoảng 24mm và nặng 2.3kg, dù bạn có là.. nữ game thủ hoặc nữ sinh viên đều có thể thoải mái mang vác 1 ngày không quá mệt mỏi.
Đại khái điểm cộng là thế, tuy nhiên, nếu phải tìm ra điểm "không ổn" về ngoại hình thì mình cũng nhanh chóng nhận ra rằng Asus đã lượt bỏ đi cổng Mini Display Port trên FX503 nếu phải so sánh với người anh tiền nhiệm FX502. Loại bỏ đã chớ, Asus cũng chẳng thèm.. nâng cấp luôn thêm một cổng USB Type-C nào trên dòng Asus FX503 mới này. Dù rằng thời điểm này đã cuối năm 2017 và USB Type-C đã gần như quá đại trà. Với 3 cổng USB 3.0 như người tiền nhiệm FX502 thì cũng tạm gọi là "ổn", tuy nhiên nếu phải khó tính, thì 3 cổng USB thật sự chỉ vừa đủ sít sao nếu người dùng có nhu cầu cao về thiết bị ngoại vi. 1 cổng cho chuột, 1 cổng cho bàn phím và 1 cổng cho tai nghe với khả năng giả lập âm thanh cao cấp.. như vậy bạn sẽ buộc lòng "hy sinh" 1 cổng nếu cần copy file qua USB hoặc ổ cứng rời khi cần thiết.
Quay lại với thiết kế, chúng ta tiếp tục đi sâu vào khu vực bàn phím và màn hình. Tất nhiên vì không thuộc dòng ROG đình đám, Asus FX503 cam chịu số phận thiết kế "Lai Gaming" chứ chưa đủ chuẩn để gọi là dòng Laptop dành cho Game thủ. Tuy nhiên dù là "con lai" thì FX503 cũng có một cái chất riêng phù hợp cho đúng đối tượng có giải trí đôi chút trên Laptop. Màu đỏ vẫn là màu chủ đạo dành cho bàn phím của FX503 như người đàn anh FX502, tuy nhiên có một vài thay đổi "nhẹ" khiến mình khá ưng ý, chẳng hạn như nút bấm nguồn Power nay đã được tách biệt so với bàn phím chứ không còn được tích hợp vào chung hệ thống nút trên bàn phím một cách mờ nhạt như phiên bản cũ, điều này cũng góp phần khiến tình trạng bấm nhầm nút nguồn trở nên ít phổ biến hơn. Bên cạnh đó, diện tích và khoản cách của các nút trên bàn phím của FX503 cũng trở nên dãn ra và đỡ dính hơn so với người anh tiền nhiệm FX502. Ngoài ra thì font chữ thì vẫn.. như xưa, tất nhiên không thể mang được cái hồn của ROG về khoản bàn phím nói chung, nhưng thôi, dù sao có thêm sắc đỏ cho.. ngầu chút cũng là điều đáng quý lắm rồi..
Một trong những điểm nhấn đáng giá nhất - cả về hình ảnh lẫn tính ưu việt của nó - chính là hệ thống hút gió nằm phía trên bàn phím của FX503. Dám cá là sẽ khá nhiều người lầm tưởng đây chính là hệ thống loa của 'em' ấy - thú thật ban đầu người viết bài cũng lầm tưởng như thế, bật max loa và ghé sát tai vào.. tịt chả nghe gì. Tuy nhiên trong quá trình sử dụng, bạn có thể cảm nhận được luồng gió được rít nhẹ và khẽ hút vào ở khu vực này khi bạn rờ tay lên. Ngoài việc tạo điểm nhấn trên bàn phím của FX503 vốn bị mang tiếng "con lai" ra, thì thiết kế này cũng góp phần vào việc giúp hệ thống tản nhiệt của máy trở nên ổn hơn và hiệu quả hơn. Các bạn có thể đọc tiếp mục "Đốt máy" bên dưới với bài Stress Test hiệu năng với Furmark và cả Prime95 để xem thử khả năng tản nhiệt hiệu quả của hệ thống.
Hệ thống LED bàn phím của Asus FX503 vẫn được Asus giữ nguyên như năm ngoái với 1 tông màu đỏ duy nhất. Dù sao cũng khó trách Asus khi không chú trọng nhiều vào thiết kế bàn phím trên FX503 bởi lẽ nó không gốc Gaming - phận con lai nó thế đó. Tuy nhiên bàn phím LED đỏ cũng không hẳn là 1 cái gì đó quá tệ, đặc biệt là với giới game thủ vốn ưa chuộng tông màu nóng này. Tương tự như FX502, phiên bản FX503 năm nay cũng được tô mạnh 4 nút "thần thánh" của giới game thủ là WASD với viền đỏ hơn hẳn so với các nút còn lại. Tuy nhiên đáng tiếc rằng ngay cả hệ thống nút bấm với hành trình phím 1.8mm vẫn được Asus giữ nguyên không có gì thay đổi. Điều này khiến mình có chút hụt hẫng, nếu phải so sánh với ROG GL553/GL753 Series thì quả thật bàn phím này không sinh ra để dành cho những người khó tính như mình.
Bỏ qua khu vực bàn phím thì màn hình lại là một điểm cộng tương đối lớn đối với một dòng máy 'lai' như FX503, khi mà Asus trở nên hào phóng khi trang bị hẳn một tấm nền IPS trên một màn hình nhám Matte có độ phân giải Full HD. Mặc dù chỉ số sRGB lẫn AdobeRGB có phần tương đối thấp - đánh giá cá nhân chưa bao gồm trải nghiệm thực tế bằng các công cụ đo lường chuyên nghiệp - thì màn hình của FX503 cho ra chất lượng màu sắc thấp hơn so với Asus ROG GL553, tuy nhiên vẫn nằm trong khoảng chấp nhận được và có phần đẹp hơn so với một số mã Laptop Gaming cùng phân khúc của các hãng khác.
Đánh giá hiệu năng
Với cấu hình cao nhất trong Series Asus FX503 được nhập về Việt Nam tại Hàng Chính Hiệu Store, đây được đánh giá là một mức cấu hình Trung Bình - Khá nếu phải so sánh với nhiều dòng Laptop hiện tại. Tuy nhiên đây cũng không hẳn là một trong những cấu hình quá đặc biệt bởi nó đã được sử dụng trong nhiều Series Gaming Laptop từ khắp các hãng - kể cả Asus như ROG GL553. Thế nên chúng ta sẽ lướt nhanh qua hiệu năng với những bài test cơ bản. Đầu tiên là cấu hình của hệ thống Asus FX503 mà mình sẽ test là
Chúng ta sẽ có các bài test nhanh bao gồm
3DMark FireStrike - Full HD
3DMark TimeSpy - Full HD
Unigine Heaven Bench 4.0 - Ultra Setting - MSAA x8
Crystall Disk Mark - SSD Sandisk 128GB M.2 SATA
Crystall Disk Mark - SSHD 1TB FireCuda - 8GB Cache
Tựa game The Witcher 3 - Full HD - Ultra Setting - MSAA Off - Vsync Off - Nvidia HairWorks Off
Mức khung hình trung bình khoảng 39-42 FPS
Ở ngoài rìa thành phố, FPS có thể đạt lên tới 45-47FPS, nếu vào thành phố có thể drop xuống 32-34FPS
Tuy nhiên mức nhiệt độ rất ấn tượng khi GPU đạt đỉnh sau 30p chỉ khoảng 66-67'C, còn CPU rơi vào khoảng 65-66'C
Đánh giá nhiệt độ
Là một trong số ít các dòng Laptop phổ thông được Hàng Chính Hiệu test luôn cả khả năng tản nhiệt, với mức nhiệt độ ấn tượng suốt 2 tiếng test sản phẩm khiến bản thân mình muốn trải nghiệm và đẩy thử mức nhiệt độ tối đa nhằm kiểm tra thử khả năng tản nhiệt độc đáo từ Asus FX503 - một dòng Laptop lai không thuộc Series Gaming. Có một điều đáng nói ở đây chính là việc Asus đã trang bị cho FX503 một nút Turbo Boost quạt "ẩn" mà ít ai chú ý và chưa từng xuất hiện ở bất kỳ dòng sản phẩm Series FX nào khác, bạn chỉ cần bấm tổ hợp phím Fn + F5 để kích hoạt nút Turbo này.
Chi tiết cụm khe hút gió ở bàn phím và nút Fn + F5 để kích hoạt Fan Turbo trên Asus FX503
Khác với một số dòng sản phẩm đến từ các thương hiệu Laptop lớn khác, Fan Turbo của Asus hoạt động không theo nguyên lý "đẩy max tốc độ Fan ngay lập tức sau khi kích hoạt" mà chỉ đơn thuần là đẩy mốc "nhạy" nhiệt độ của quạt lên. Để dễ hiểu rõ hơn, chẳng hạn như ở mức thông thường, khi nhiệt độ 50'C thì quạt sẽ quay ở mốc 30% và khi tăng lên 60'C thì quạt sẽ tự tăng lên mức 50% thì với Fan Turbo của Asus FX503, Asus sẽ đẩy mức nhạy lên một khoảng cao hơn, chẳng hạn với 50'C quạt sẽ quay tận 50% so với 30% ở mốc thông thường và với mức nhiệt 60'C quạt sẽ quay ở mức 70% so với 50% ở mức thông thường.
Mình có làm một bài Stress test phải nói là cực khó kể cả đối với các dòng Laptop Gaming đôi lúc cũng phải chào thua. Bài test sẽ bao gồm Full Load cả CPU lẫn GPU suốt 10 phút, riêng với sản phẩm Asus FX503 này mình sẽ kích hoạt Fan Turbo vào khoảng phút thứ 10 để tiếp tục chạy 1-2 phút tiếp theo nhằm có cái nhìn cận cảnh về khả năng tản nhiệt của Asus FX503. Cũng xin nhấn mạnh rằng môi trường test sẽ là trong phòng máy lạnh nhiệt độ 27'C và với bài test này, sẽ không có bất kỳ tựa game nào có thể khiến hệ thống đạt được mức nhiệt độ này.
Một tựa game có thể khiến CPU hoạt động 100% và GPU hoạt động 95% cực kỳ hiếm, và sẽ là vô lý nếu khiến hệ thống giữ nguyên mức hoạt động như thế suốt hơn 10 phút. Với 10 phút đầu tiên, nhiệt độ của GPU rơi vào khoảng 77'C và CPU là khoảng 85'C, tuy nhiên sau khi kích hoạt Fan Turbo - bạn có thể theo dõi thanh biểu đồ của nhiệt độ GPU trong bức ảnh bên trên, có sự hạ nhiệt đáng kể - GPU đã giảm xuống mức 73'C và CPU giảm xuống còn 83'C. Một mức nhiệt mà hiếm có dòng Laptop lai không thuộc phân khúc Gaming có thể "gánh chịu" được suốt hơn 10 phút. Thậm chí nếu thuộc phân khúc Laptop Gaming, cũng hiếm có dòng trung cấp với mức giá tương tự có thể gánh tải tốt như thế này.
Và tất nhiên, vào lúc stress thì tốc độ Fan sau khi được kích hoạt Fan Turbo được đẩy lên mốc 100% và tương đối ồn so với một testlab có diện tích 15m vuông. Tuy nhiên cũng nên nhấn mạnh rằng, điều kiện để Laptop hoạt động tối đa công suất như thế này hoàn toàn sẽ không xảy ra trong suốt quá trình sử dụng Laptop của các bạn! Nên các bạn có thể hoàn toàn yên tâm với mức nhiệt độ mà Asus FX503 đã chứng minh bên trên.
Tổng kết
Ưu điểm
Điểm trừ
Bộ vi xử lý | Hãng CPU | Intel |
Công nghệ CPU | Core i7 | |
Loại CPU | 7700HQ | |
Tốc độ CPU | 2.8GHz up to 3.8GHz | |
Bộ nhớ đệm (cache) | 6MB | |
Tốc độ tối đa | 3.8GHz | |
Bo mạch | Chipset | |
Dung lượng RAM | 8GB | |
Hỗ trợ RAM tối đa | 2 x SO-DIMM socket , up to 32GB SDRAM | |
Bộ nhớ | Loại RAM | DDR4 |
Tốc độc BUS | 2400MHz | |
Đĩa cứng | Loại đĩa cứng | HDD + SSD |
Dung lượng đĩa cứng | SSHD 1TB 5400rpm (8GB Cache) + 128GB SSD M.2 | |
Màn hình | Màn hình | 15.6" |
Độ phân giải | FHD (1920 x 1080) | |
Công nghệ màn hình | IPS, 60Hz Anti-Glare Panel with 72% NTSC | |
Cảm ứng | Không | |
Đồ họa | Thiết kế card đồ họa | |
Chipset đồ họa | ||
Bộ nhớ đồ họa | 4GB | |
Card đồ họa rời | NVIDIA GeForce GTX 1050 4GB GDDR5 + Intel Graphics 630 | |
Âm thanh | Kênh âm thanh | |
Công nghệ âm thanh | ASUS SonicMaster | |
Thông tin khác | ||
Đĩa quang | Loại đĩa quang | |
Cổng giao tiếp và tính năng mở rộng | Cổng giao tiếp | 3x USB 3.0, 1x HDMI |
Tính năng mở rộng | ||
Giao tiếp mạng | Chuẩn LAN | 10/100/1000/Gigabits Base T |
Chuẩn WIFI | 802.11AC (2X2) | |
Kết nối không dây | Bluetooth V4.1 | |
Webcam | Webcam | HD Web Camera |
Card reader | Đọc thẻ nhớ | Multi-format card reader (SD/SDHC/SDXC) |
PIN/Battery | Loại PIN | 4 Cells 64 Whrs |
Thời gian sử dụng | ||
Hệ điều hành - Phần mềm có sẵn | Hệ điều hành kèm theo máy | Windows 10 Home |
Phàn mềm có sẵn | ||
Kích thước - Trọng lượng | Kích thước | 38.4 x 26.2 x 2.3 cm |
Trọng lượng | 2.3 kg |
Hàng Chính Hiệu
1 x Máy, 1 x Adapter , 1 x Sách hướng dẫn sử dụng
Thương hiệu: ASUS
SKU: AS082ELAACZ9CGVNAMZ-26708039
Loại bộ vi xử lý: Quad-core
Thời gian bảo hành: 2 năm
Tốc độc CPU: 2-3GHz
Dòng sản phẩm: ASUS FX503VD
Card đồ họa: Intel và Nvidia
Bộ vi xử lý: Intel Core i7
Kích thước màn hình: 15.6
Loại bảo hành: Bảo hành điện tử
Bộ nhớ hệ thống: 8GB
Bộ nhớ đồ họa: 4GB
Dung lượng ổ cứng: 1TB
Hệ điều hành: Windows